Nghị định 123/2020/NĐ-CP ra đời ngày 19/10/2020 và Thông tư 78/2021/TT-BTC ra đời ngày 17/9/2021 quy định về hóa đơn và chứng từ đối với các ngành kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, Chính phủ thông báo thời gian có hiệu lực thi hành của hai văn bản trên.
Nghị định 123 và Thông tư 78 có hiệu lực từ ngày 1/7/2022
Theo điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC, quy định thời gian có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022.
“Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.”
Đồng thời, theo điều 11 Thông tư 78:
“Hóa đơn điện tử áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022.
Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ ngày 1/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 1/7/2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 1/7/2022.”
Như vậy, thời hạn áp dụng của các quy định về hóa đơn giấy cũ là ngày 30/6/2022.
>>> Xem thêm: Ngành xăng dầu cần lưu ý những gì từ Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC?
Lộ trình và giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử
Ngày 21/4/2022, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế tổ chức Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc, trong đó thông báo lộ trình thực hiện Nghị định 123 và Thông tư 78 theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 21/11/2021 – 31/3/2022
Triển khai tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ.
- Giai đoạn 2: Từ 1/4/2022 – 30/6/2022
Triển khai tại 57 tỉnh và thành phố còn lại.
Theo Bộ tài chính
Hãy đăng ký ngay để được tư vấn giải pháp quản lý kinh doanh xăng dầu phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
Luật xăng dầu Quản lý Cửa hàng xăng dầu Thư viện
Từ 1/7/2025, hoá đơn dưới 20 triệu phải thanh toán không tiền mặt để được khấu trừ thuế GTGT – Ngành xăng dầu phải lưu ý gì?
Nội dung chínhNghị định 123 và Thông tư 78 có hiệu lực từ ngày 1/7/2022Lộ trình và giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử Ngày 26/11/2024, Quốc hội đã ...
Tin tức thị trường
Chính thức: Xăng dầu tiếp tục được giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Nội dung chínhNghị định 123 và Thông tư 78 có hiệu lực từ ngày 1/7/2022Lộ trình và giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử Quốc hội đã chính thức ...
Tin tức thị trường
Theo OPEC, thế giới sẽ cần đầu tư khoảng 17,4 nghìn tỷ USD vào ngành dầu mỏ để đáp ứng nhu cầu trong dài hạn, bất chấp xu thế phát triển năng lượng tái tạo
Nội dung chínhNghị định 123 và Thông tư 78 có hiệu lực từ ngày 1/7/2022Lộ trình và giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử Trong một thông điệp mạnh ...
Khách hàng Nổi bật PIACOM đồng hành cùng ngành xăng dầu Quản lý Cửa hàng xăng dầu Thư viện
EGAS đồng hành cùng Petrolimex, tiên phong triển khai Hoá đơn điện tử theo Nghị định 70 trên toàn hệ thống
Nội dung chínhNghị định 123 và Thông tư 78 có hiệu lực từ ngày 1/7/2022Lộ trình và giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử Kể từ hôm nay, 01/06/2025, ...