Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy tại kho xăng dầu

Các quy định xây dựng phòng cháy chữa cháy tại kho xăng dầu được nêu trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:1992 về An toàn cháy các công trình xăng dầu như sau.

Đối tượng áp dụng an toàn phòng cháy chữa cháy

Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các công trình xây dựng bao gồm các kho xăng dầu, cảng dầu và tuyến ống chính dẫn xăng dầu trong quá trình sử dụng.

Không áp dụng đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và các cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ, các kho xăng dầu xây dựng trong hang hầm, hoặc các công trình xăng dầu sử dụng không quá 5 năm; các công trình liên quan đến khí đốt và khí hóa lỏng.

Quy định chung cho các công trình xăng dầu

  1. Ngoài những quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo các quy định trong TCVN 3254-89.
  2. Các công trình xăng dầu phải có hệ thông phòng cháy và hệ thống chống cháy. Các hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy và chống cháy cho công trình trong các hoạt động bình thường, trong khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố.
  3. Thủ trưởng cơ quan quản lý công trình xăng dầu đều phải có trách nghiệm tổ chức xây dựng các biện pháp an toàn cháy cho đơn vị mình và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình xăng dầu.
  4. Cán bộ công nhân viên trước khi vào làm việc trong các công trình xăng dầu (kể cả hợp đồng ngắn hạn) phải được học tập và hướng dẫn về công tác phòng cháy chữa cháy; nắm vững tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu quy định trong Phụ lục 1 của tiêu chuẩn này; Hàng năm phải được định kỳ kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  5. Các công trình xăng dầu phải có đầy đủ hồ sơ và tài liệu kỹ thuật của công trình và các hạng mục liên quan. Các hồ sơ tài liệu kỹ thuật này phải được bổ sung kịp thời phản ánh sự thay đổi hiện trạng của công trình, đảm bảo tính chính xác và khả năng sử dụng chúng trong quá trình lập phương án phòng cháy chữa cháy và tổ chức chữa cháy.
  6. Các công trình xăng dầu phải có nội quy, sổ sách theo dõi người, phương tiện ra vào; quy trình vận hành các trang, thiết bị kỹ thuật và quy định cụ thể về trách nghiệm; phải đặt biển báo, biển cấm ở những nơi có nguy hiểm cháy theo mẫu quy định.
  7. Các công trình xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp theo quy định.
  8. Hàng năm, cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng phương án phòng chống bão lụt bảo vệ công trình nhằm ngăn chặn mọi nguy cơ phát sinh cháy do thiên tai gây ra. Phải có những phương án dự phòng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả của thiên tai.
  9. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp theo các quy định hiện hành. Đồng thời phải tổ chức lực lượng chữa cháy nghĩa vụ, lực lượng này phải nắm vững các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật chữa cháy và sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy ban đầu.
  10. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy cho công trình trong từng điều kiện hoạt động cụ thể và phải có kế hoạch tổ chức luyện tập, thực tập theo phương án đã đề ra.
  11. Phải trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy cơ giới, dụng cụ chữa cháy ban đầu cho các công trình xăng dầu theo quy định trong Phụ lục 2 và 3 của tiêu chuẩn này và phải quy định cụ thể về sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo cho các phương tiện đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng hoạt động. Không được sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào việc khác hoặc di chuyển khỏi nơi quy định.

Các điều kiện đảm bảo chữa cháy (đường bãi cho xe ôtô chữa cháy, nước và hóa chất chữa cháy, thông tin liên lạc chữa cháy …) phải được đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

  1. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất công tác phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Biên bản kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy của đơn vị.
  2. Khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố trong các công trình xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn cháy. Khi thực hiện các công việc trên phải có phương án phòng cháy chữa cháy và lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy trong quá trình tiến hành công việc.

Quy định phòng cháy chữa cháy đối với kho xăng dầu

Quy định phòng cháy chữa cháy tại kho xăng dầu

  1. Kho xăng dầu bao gồm toàn bộ các hạng mục nằm trong tường rào của kho (khu bể chứa; đường ống công nghệ; trạm bơm; bến xuất nhập ôtô, đường sắt; hệ thống thu gom, xử lý và làm sạch nước thải công nghiệp, trạm thu dầu lẫn; kho vật tư; kho để dầu phuy; xưởng cơ khí, phòng thí nghiệm; trung tâm máy tính,…).
  2. Người, phương tiện vận tải xăng dầu ra, vào kho xăng dầu nhất thiết phải đảm bảo và thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy. Cơ quan quản lý kho xăng dầu không giao nhận xăng dầu đối với các phương tiện không đảm bảo các yêu cầu trên.
  1. Các trang, thiết bị kỹ thuật kho xăng dầu phải luôn hoạt động theo đúng các thông số, các yêu cầu kỹ thuật quy định.
  2. Khi vận hành trung bình điện, phải tuân theo các quy định về an toàn điện trong TCVN 5334-91.

Hệ thống chống sét và nối đất phải được kiểm tra và bảo dưỡng theo định kỳ theo quy định.

  1. Các hệ thống công nghệ, thoát nước tiêu độc, phòng cháy chữa cháy, cấp nhiệt, thông gió, thông tin liên lạc, hệ thống tự động hóa… phải luôn đảm bảo hoạt động tốt và thường xuyên kiểm tra.
  2. Mỗi hạng mục công trình kho xăng dầu phải có phương án chữa cháy cụ thể. Riêng phương án chữa cháy tại các bến xuất, nhập, phải tính đến việc chữa cháy cho các các phương tiện giao nhận xăng dầu. Nhân viên chữa cháy kho xăng dầu phải thường xuyên luyện tập các phương án chữa cháy đó.

Quy định đối với tuyến ống xăng dầu

  1. Tuyến ống chính dẫn xăng dầu bao gồm:

Đường ống chính, ống nhánh, ống phụ, các van chặn trên tuyến, hệ thống bảo vệ điện hóa chống ăn mòn đường ống, hệ thống thông tin liên lạc dọc đường ống vào các công trình phụ trợ (trạm tuần tuyến, lối đi dọc tuyến …), sau đây gọi tắt là tuyến ống.

  1. Việc vận hành tuyến ống phải theo đúng các quy trình công nghệ đã được xây dựng.
  2. Thường xuyên kiểm tra phạm vi bảo đảm an toàn tuyến ống theo quy định hiện hành. Khi phát hiện các vi phạm, cơ quan quản lý tuyến ống phải báo cáo ngay với chính quyền và cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để phối hợp giải quyết.
  3. Phải có phương án bảo vệ – an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố và xử lý sự cố.
  4. Khi sửa chữa, thay thế đường ống, phải tuân theo các quy định kỹ thuật và phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy phù hợp với điều kiện thực tế.

Quy định đối với cảng dầu

  1. Cảng dầu (cảng biển, cảng sông) bao gồm cầu cảng và các công trình trên bờ, dưới nước trong phạm vi vùng đất, vùng nước của cảng dầu.
  2. Các phương tiện vận tải cập cảng phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định và sẵn sàng dời bến khi cần thiết. Không xuất nhập cho các phương tiện không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Nghiêm cấm việc dùng lửa trần, thiết bị điện không phòng nổ, cấm những người không có nhiệm vụ vào trong khu vực cảng dầu.
  3. Thường xuyên kiểm tra phạm vi an toàn của cảng dầu theo quy định hiện hành. Cấm tàu bè khác neo đỗ, đánh bắt thủy hải sản và các công việc dùng lửa và phát tia lửa trong vùng nước, thuộc phạm vi an toàn của cảng dầu.
  4. Phải kiểm tra an toàn các phương tiện vận tải thủy trước khi xuất nhập. Phương tiện phải được nối đất chống tĩnh điện trước khi xuất nhập. Không xuất nhập hàng khi có giông bão.
  5. Trong thời gian xuất nhập hàng, trên bến phải có người thường trực theo dõi việc xuất nhập và trình trạng thiết bị. Nếu xuất hiện rò rỉ xăng dầu hoặc sự cố kỹ thuật phải nhanh chóng khắc phục ngay. Trường hợp cần thiết, phải ngừng việc xuất nhập.
  6. Ngoài phương án chữa cháy cảng dầu,cơ quan quản lý cảng dầu phải xây dựng phương án phân tán các phương tiện giao nhận đậu ở cảng khi xảy cháy cho từng tình huống cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế.
  7. Trong phương án phòng chống bão lụt cảng dầu phải có biện pháp phòng chống dầu loang và phòng chống cháy lan trên mặt nước.

Các tính chất nguy hiểm cháy nổ của một số loại xăng dầu đang sử dụng tại Việt Nam

Phụ lục 1: Các tính chất nguy hiểm cháy nổ của một số loại xăng dầu đang sử dụng tại Việt Nam

 

Tên loại xăng dầu

Nhiệt độ bùng cháy, oC Các giới hạn nổ, % (theo thể tích)

Các chỉ số nguy hiểm cháy nổ khác

Xăng máy bay

Từ -38 đến -34

Từ 0,98 đến 5,48

Xăng ô tô

” -39 ” -27

” 0,76 ” 5,16

Xăng dung môi

” -17 ” 33

” 1,1 ” 5,4

Nhiên liệu động cơ phản lực

” 28 ” 38

Dầu hỏa

Trên 48

Diesel

” 30

GNBD Từ 62° đến 69°C

GNBT ” 105°C đến 119°C

Nhiên liệu động cơ tàu biển

” 65 ” 1,1 đến 15

Mazút

Từ 42 đến 90

GNBD ” 62°C đến 91°C

GNBT ” 119°C đến 155°C

Dầu nhờn

Trên 225

NTB: 340°C

Chú thích:

  • GNBD là giới hạn nhiệt độ bốc cháy dưới.
  • GNBT là giới hạn nhiệt độ bốc cháy trên.
  • NTB là nhiệt độ tự bốc cháy.

Phụ lục 2: Tiêu chuẩn trang bị chữa cháy cơ giới tại các kho xăng dầu

Tên phương tiện

Cấp kho xăng dầu

I

II

III

Ô tô chữa cháy bằng bọt

1

 

 

Ô tô chữa cháy

1

1

 

Máy bơm chữa cháy

 

1

1

Chú thích:

  • Cấp kho xăng dầu được áp dụng phù hợp với quy định trong TCVN 5307 – 91.
  • Ô tô chữa cháy là một loại phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng để chứa nước phục vụ việc chữa cháy.
  • Các phương tiện chữa cháy cơ giới phải để trong nhà riêng, có mái che, có lối ra vào thuận lợi và diện tích nhà ít nhất là 20 m2.

Tên hạng mục công trình

Bình khí CO2 Bình bọt Bình bọt Thùng cát (m3) Xẻng (cái) Chăn (m) Phi nước 200 L (cái) Xô múc nước (cái) Ghi chú

OY -2

OY -5 OX 10 ON -5 ON -10 0,5 1,0 1×1 1×1,5

2×2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15

1. Bãi xuất nhập ô tô xitéc 4 4 1 2 1

Có thể thay bình CO2 bằng bình bột

2 Xuất nhập Đường Sắt:                          
– Một phía (50 m dài)

2 1 2 1

– Hai phía ( ” )

5 2 2 2

3. Trạm bơm xăng dầu(50 m2 sàn)

2 2 1 2
4. Kho chứa sản phẩm đóng thùng (200 m2 sàn)

1 2 1 2

5. Nơi đóng dầu phuy (50 m2 sàn)

2 1 2 1

6. Cột bơm rót xăng dầu lẻ 2 1 2 1

7. Cụm van (50 m2)

2

2 1 2 1

8. Cầu tàu và công trình xuất nhập bằng đường thủy (50 m dài)

2 2 2 1 2 1

Cho từng động cơ

9. Trạm động cơ điện máy bơm 1

10. Bãi dầu phuy (100 m2 sàn)

3 2 1 2 1

11. Phòng thí nghiệm (50 m2 sàn)

1 2

12. Xưởng hàn điện, hàn hơi (50 m2 sàn)

1 1 1 1 1

2

13. Buồng máy nén khí

1 1

Từng phòng

14. Trạm tái sinh đầu ( 100 m2 sàn)

1 1 1 1 2

Mỗi phòng 1 bình

15. Xưởng cơ khí (200 m2 sàn)

1

1 7 7

16. Buồng phụ vục sinh hoạt (200 m2 sàn)

1

1 tầng 2 bình

17. Trung tấm máy tính (100 m2 sàn)

1 1 1

1 máy 1 bình

18. Phòng photocopy (200 m2 sàn)

1 1

19. Kho vật tư (50 m2 sàn)

1 2

 
20. Khu nồi hơi (100 m2 sàn) 2 1

 
21. Trạm bơm nước

1 1

Cho 1 động cơ

22. Trạm biến thế (100 m2 sàn) 2 1 1 2 1

 

23. Gara ô tô (100 m2 sàn)

1 2 1 2 1

 

24. Trạm phát điện (100 m2 sàn)

1

1 1 1 2

 

25. Các ngôi nhà                            
– Hạng A và B (200 m2 sàn) 2 2 1 1 2 1

 

– Hạng C và D (300 m2 sàn)

2

 

– Hạng D (400 m2 sàn)

2

 

26. Trạm điện thoại

1 1

 

Chú thích: 

  • Các loại bình chữa cháy nêu trong bảng 3 là sản phẩm của Liên xô.
  • Cho phép thay thế các loại bình chữa cháy nêu trên bằng các loại bình chữa cháy có ký hiệu khác nhưng phải có các đặc tính kỹ thuật tương đương.

Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn các giải pháp quản lý kinh doanh xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.

Đăng ký ngay
5/5 - (4 bình chọn)
Contact Me on Zalo