Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP về luật kinh doanh xăng dầu quy định xuất nhập khẩu xăng dầu trong quản lý kinh doanh xăng dầu.
Quy định nhập khẩu xăng dầu
Theo Điều 33 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi về luật kinh doanh xăng dầu quy định như sau:
1. Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về tổng nguồn xăng dầu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng.
2. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về tổng nguồn xăng dầu thực tế tiêu thụ nội địa của năm trước liền kề và đăng ký của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
3. Trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo đảm nguồn cung, Bộ Công Thương quy định cụ thể tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước để thương nhân đầu mối thực hiện.
4. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định tổng khối lượng xăng dầu kinh doanh các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương điều chỉnh mức tổng nguồn tối thiểu đã giao cho các thương nhân.
Thủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu
Điều 34 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi về luật kinh doanh xăng dầu quy định như sau:
1. Hàng năm, trên cơ sở tình hình tiêu thụ xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng ký tổng nguồn xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký là 01 bộ, gồm có:
a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao tổng nguồn tối thiểu.
b) Báo cáo tình hình kinh doanh xăng dầu của đơn vị trong năm.
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
Theo Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
Quy định về thuế nhập khẩu xăng dầu
Điều 36 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định:
Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn các giải pháp quản lý cửa hàng xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.
Bài viết liên quan
Bộ giải pháp Quản lý Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
QR code động và QR code tĩnh: loại nào tối ưu hơn trong thanh toán?
Nội dung chínhQuy định nhập khẩu xăng dầuThủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầuXuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu ...
Thư viện
Thanh toán mua xăng trong nháy mắt với QR code động
Nội dung chínhQuy định nhập khẩu xăng dầuThủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầuXuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu ...
Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
Cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng: Sự thật đằng sau những lo ngại
Nội dung chínhQuy định nhập khẩu xăng dầuThủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầuXuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu ...
Khách hàng PIACOM đồng hành cùng ngành xăng dầu Thư viện
PIACOM và Thalexim Petro hợp tác khởi động dự án Quản trị Nguồn lực doanh nghiệp ERP
Nội dung chínhQuy định nhập khẩu xăng dầuThủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầuXuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu ...