Quy định về quỹ bình ổn giá xăng dầu được phát hành tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, sau đó được sửa đổi tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 80/2023/NĐ-CP.
Khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Khoản 10 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định như sau:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu
1. Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Quỹ bình ổn giá); toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng) theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.
Ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Định kỳ 6 tháng, trước ngày 15 tháng 8, ngày 15 tháng 02 hằng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán (độc lập) chuyên đề về Quỹ bình ổn giá gửi về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15 tháng 8 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15 tháng 02 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề. Báo cáo kiểm toán chuyên đề về Quỹ bình ổn giá bao gồm: số dư Quỹ bình ổn giá đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá trong kỳ báo cáo; tổng số tiền chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong kỳ báo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá cuối kỳ báo cáo, chi tiết sao kê tài khoản ngân hàng trong kỳ báo cáo; Báo cáo kiểm kê sản lượng, chủng loại xăng, dầu thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá của từng kỳ điều hành.
Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tình hình thực hiện Quỹ bình ổn giá của tháng trước liền kề, bao gồm: số dư Quỹ bình ổn giá đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá trong kỳ báo cáo; tổng số tiền chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong kỳ báo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá cuối kỳ báo cáo; đồng thời, có trách nhiệm gửi kèm bản sao kê tài khoản Quỹ bình ổn giá trong kỳ báo cáo. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, thông tin báo cáo.
Trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá
2. Trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá
a) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá: là một yếu tố cấu thành giá cơ sở; là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Trường hợp tại thời điểm điều hành giá xăng dầu nếu số dư Quỹ bình ổn giá lớn, Bộ Công Thương xem xét có phương án điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá.
b) Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá: là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, được xem xét điều hành linh hoạt trong các trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không được sử dụng Quỹ bình ổn giá cho các mục đích khác.
c) Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
d) Số tiền trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong kỳ phải được đối trừ và nộp kịp thời vào tài khoản Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng; số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá được tính lãi suất theo mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá trong cùng thời kỳ. Phần lãi phát sinh trên tài khoản số dư Quỹ bình ổn giá dương được hạch toán vào Quỹ bình ổn giá.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành của Bộ Công Thương nhưng tại thời điểm đó số dư của tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá không còn (số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng bằng 0), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được vay vốn hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá (phần số dư Quỹ bình ổn giá âm).
– Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn ngân hàng để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất theo mức lãi suất thỏa thuận thấp nhất tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn.
– Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán thấp nhất của 01 trong các ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá.
Trách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
3. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về tình hình trích lập, chi sử dụng, lãi phát sinh và số dư Quỹ bình ổn giá; đồng thời báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
4. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá và báo cáo, công khai theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp vi phạm, căn cứ mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tái phạm nhiều lần đối với hành vi vi phạm các quy định về trích lập, chi sử dụng, kết chuyển Quỹ bình ổn giá hoặc không thực hiện kết chuyển Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thì sẽ bị xem xét tạm dừng kinh doanh hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Thời hạn tạm dừng kinh doanh xăng dầu là 30 ngày hoặc 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.
Trách nhiệm của Nhà nước với Quỹ bình ổn giá xang dầu
5. Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý về Quỹ bình ổn giá; quy mô Quỹ bình ổn giá; kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện các quy định về trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng nơi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng ký mở tài khoản Quỹ bình ổn giá thực hiện tuân thủ các quy định liên quan đến Quỹ bình ổn giá tại Nghị định này.
Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn giải pháp quản lý cửa hàng xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.
Bài viết liên quan
Bộ giải pháp Quản lý Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
QR code động và QR code tĩnh: loại nào tối ưu hơn trong thanh toán?
Nội dung chínhQuỹ bình ổn giá xăng dầuTrích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giáTrách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầuTrách nhiệm của Nhà nước ...
Thư viện
Thanh toán mua xăng trong nháy mắt với QR code động
Nội dung chínhQuỹ bình ổn giá xăng dầuTrích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giáTrách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầuTrách nhiệm của Nhà nước ...
Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
Cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng: Sự thật đằng sau những lo ngại
Nội dung chínhQuỹ bình ổn giá xăng dầuTrích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giáTrách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầuTrách nhiệm của Nhà nước ...
Khách hàng PIACOM đồng hành cùng ngành xăng dầu Thư viện
PIACOM và Thalexim Petro hợp tác khởi động dự án Quản trị Nguồn lực doanh nghiệp ERP
Nội dung chínhQuỹ bình ổn giá xăng dầuTrích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giáTrách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầuTrách nhiệm của Nhà nước ...