Lưu ý thiết kế phòng cháy chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu

Xăng dầu là loại mặt hàng nguy hiểm có tính dẫn cháy nổ cao. Vì vậy vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cửa hàng xăng dầu luôn cần là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế cửa hàng xăng dầu. Hãy cùng PIACOM tìm hiểu các biện pháp phòng cháy chữa cháy đối với mặt hàng xăng dầu.

Quy chuẩn Quốc gia về thiết kế phòng cháy chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu

Theo Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của cửa hàng xăng dầu quy định như sau: 

  1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.
  2. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo quy định tại quy chuẩn này.
  3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.
  4. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong Bảng 6:

Bảng 6: Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Tên hạng mục cửa hàng Bình bột (cái) Chăn sợi (cái)
≥25 kg ≥4 kg
1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2 2 2 4
2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3 1 2 2
3. Cột bơm xăng dầu và vị trí nhập xăng dầu vào bể chứa 2 1
4. Nơi rửa xe, bảo dưỡng xe 1 (1)
5. Nơi bán dầu nhờn và sản phẩm khác 1 (1) 1
6. Phòng giao dịch bán hàng 1 (1)
7. Phòng bảo vệ 1 (1)
8. Máy phát điện, trạm biến áp 1 2

 

a) Căn cứ điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy bằng bình bọt, khí CO2 phù hợp với từng loại chất cháy.

b) Số lượng bình chữa cháy trong ngoặc đơn () là số lượng bình dự trữ. Bình dự trữ được bố trí thành một cụm riêng bên trong cửa hàng.

c) Tại cửa hàng phải bố trí phương tiện chứa nước phù hợp để thấm ướt chăn sợi kịp thời khi xảy ra sự cố cháy.

Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:

a) Dễ thấy.

b) Dễ lấy sử dụng.

c) Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác.

d) Tránh mưa, nắng và sự phá hủy môi trường.

Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo quy định về chất lượng.

Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà…Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m. Trường hợp đặt trên nền và sàn nhà, các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo, nếu có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp đề bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc đặt cách mép cửa 1 m.

Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

Theo: Bộ Công Thương

Quy trình xử lý đám cháy từ xăng dầu và hóa chất tại cửa hàng xăng dầu

Đám cháy xảy ra do xăng dầu, hóa chất thường lan nhanh, độ nguy hiểm cao, hậu quả để lại rất to lớn cả về tài sản, con người và môi trường nếu không biết cách xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách giúp bạn dập tắt các đám cháy do xăng dầu, hóa chất tối ưu nhất và các lưu ý trong phòng tránh hỏa hoạn do xăng dầu, hóa chất gây ra.

Những nguy cơ cháy, nổ của xăng dầu mà mọi người cần biết:

  • Sự cố cháy nổ điện.
  • Sử dụng lửa hoặc điện thoại tại cây xăng có thể gây bắt lửa tới các thùng xăng gây ra hỏa hoạn.
  • Dùng xăng dầu, hóa chất để đốt, đun nấu tại nơi có nhiều vật dễ cháy.
  • Sử dụng các ngọn lửa trần tại nơi kinh doanh, lưu trữ xăng dầu, hóa chất.
  • Để xăng dầu tại nơi trẻ em có thể lấy và nghịch ngợm.
  • Các thiết bị sử dụng xăng dầu không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Bình chữa cháy khí CO2

Cách xử lý với đám cháy xăng dầu, hóa chất tại CHXD:

Bình chữa cháy khí CO2

Bình chữa cháy khí CO2 có thể chữa cháy cho nhiều loại vật liệu cháy khác nhau trong đó có xăng dầu và hóa chất. Bình có ký hiệu MTx trong đó x thể hiện lượng khí trong bình, thường là 3kg và 5kg đối với bình chữa cháy xách tay.

Khí CO2 có thể chữa cháy tốt đối với các loại hóa chất, xăng dầu và khí sẽ tan trong không khí khi xịt xong nên không phải tốn công lau dọn hay sợ làm hư hại các thiết bị.

Tuy nhiên, tại các cây xăng thường có không gian thoáng thường có gió nên khi xịt bình chữa cháy khí CO2 cần hết sức cẩn thận. Nếu bạn xịt ngược chiều gió sẽ khiến khí CO2 trong bình dội ngược lại bạn hoặc những người khác.

Khí CO2 có nhiệt độ cực kỳ lạnh lên đến -79 độ C, nếu xịt trúng da người sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm. Nên cần biết cách sử dụng loại bình này mới có thể đảm bảo an toàn.

Bình chữa cháy bột khô

Trên thị trường hiện nay có hai loại bình chữa cháy bột khô phổ biến là bình bột BC và ABC. Trong đó, bình BC chữa cháy được các chất rắn, lỏng còn ABC chữa cháy được các chất rắn, lỏng và khí.

Loại bình chữa cháy bột còn có một loại nữa được gọi là bình chữa cháy tự động hay bình cầu tự động. Loại bình này có dạng hình cầu và được treo phía trên khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

Bình chữa cháy bột có tác dụng cách ly đám cháy với khí oxy làm đám cháy không thể duy trì và tắt dần. Loại bột trong bình chữa cháy bột có thành phần muối nên khi xịt vào các thiết bị điện tử sẽ gây hư hỏng.

Bình chữa cháy bọt foam 

Bình chữa cháy bọt foam dành cho các kho xăng dầu được lắp đặt hệ thống trong việc chủ động phòng cháy chữa cháy. Bọt Foam chữa cháy được hiểu là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Chữa cháy bằng Cát

Đây là phương án ai cũng có thể dùng để dập tắt đám cháy được. Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nhờ đơn vị thường có bố trí sắn các thùng cát chữa cháy sẵn chủ động trong việc phòng cháy chữa cháy. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.

Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy và lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, và sử dụng đơn giản được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.

Chữa cháy bằng chăn chiên

Theo thông tin được báo Chất lượng Việt Nam đăng tải, loại chăn chữa cháy này được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi có đám cháy xảy ra, cần nhúng chăn cho thấm đều nước rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn, tăng hiệu quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra, nó giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt. Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy.

Phòng cháy chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu

Có nên sử dụng nước để chữa cháy xăng dầu?

TUYỆT ĐỐI KHÔNG! 

Nước có thể chữa cháy cho một số đám cháy nhỏ thông thường như gỗ, dây điện, nhựa…Nhưng đối với xăng dầu thì tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy. Lý do là do xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước chữa cháy sẽ khiến xăng dầu nổi lên trên. Không những không dập tắt được lửa mà còn làm đám cháy lây lan rộng hơn. Chỉ có các vòi nước chữa cháy chuyên dụng của lực lượng phòng cháy chữa cháy mới có thể dập được đám cháy xăng dầu.

Đối với người dân, khi đứng gần hay vào cây xăng cũng cần lưu ý:

  1. Tắt động cơ và các thiết bị điện trên xe. 
  2. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng bất kỳ nguồn lửa nào trong khu vực cây xăng
  3. Gọi 114 ngay khi phát hiện đám cháy xảy ra.

Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn giải pháp quản lý cửa hàng xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.

Đăng ký ngay
5/5 - (6 bình chọn)
Contact Me on Zalo