Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định luật tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cần tuân thủ để đảm bảo kinh doanh minh bạch, đúng pháp luật.

Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là gì?

Điều 3 Khoản 13 định nghĩa:

Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.

Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Điều 16 Nghị định 84/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định như sau:

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là tổng đại lý):

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  2. Có kho, bể chứa xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ 05 năm trở lên.
  3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ 05 năm trở lên.
  4. Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 05 năm trở lên, trong đó có ít nhất 03 cửa hàng thuộc sở hữu; tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các đại lý được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định.
  5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Điều 18 quy định quyền và nghĩa vụ tổng đại lý phải tuân thủ như sau:

Quyền của tổng đại lý

  1. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho một thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.
  2. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó.
  3. Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.

Nghĩa vụ của tổng đại lý

  1. Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho 01 thương nhân đầu mối. Nếu thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho 01 thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
  2. Thương nhân đã ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác.
  3. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định.
  4. Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
  5. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý trong các khâu kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.
  6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  7. Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (logo), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.
  8. Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của đại lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật.
  9. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu.
  10. Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
  11. Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.
  • Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương.
  1. Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

Lời kết

Trên đây là các quy định về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ dành cho tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp tổng đại lý cần tuân thủ quy định trên và các quy định chung dành cho thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn thêm các giải pháp công nghệ quản lý cửa hàng xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.

Đăng ký ngay
Vote post
Contact Me on Zalo