Các xu hướng ngành xăng dầu thế giới năm 2023

Các xu hướng ngành xăng dầu thế giới năm 2023

Đối với ngành xăng dầu, sự gián đoạn nguồn cung và biến động giá cả không còn là điều mới mẻ. Đặc biệt trong năm 2022, biến động thị trường xăng dầu thế giới vô cùng khó lường do các tác động kinh tế và chính trị. Quá trình chuyển đổi năng lượng, an ninh và đa dạng hóa mất cân bằng. Tuy nhiên, các nỗ lực điều hành giá và tập trung nguồn vốn có thể giúp ngành xăng dầu xác định những rủi ro của năm 2023.

Kỷ luật tài chính (Capital disciplaine) của lĩnh vực thượng nguồn sẽ tiếp tục là xu hướng 

Ngành công nghiệp thượng nguồn toàn cầu (bao gồm việc khai thác, đào khoáng và sản xuất) được dự đoán sẽ tạo ra dòng tiền tự do cao nhất từ trước đến nay là 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát các nhà điều hành ngành xăng dầu toàn cầu của Deloitte, có 40% người ủng hộ kỷ luật tài chính để củng cố bảng cân đối kế toán như một chiến lược triển khai tài chính.

Kỷ luật tài chính của lĩnh vực thượng nguồn sẽ tiếp tục là xu hướng

Các chính sách mới dự kiến sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và đầu tư vào các doanh nghiệp ít carbon: Khoảng 50% số người tham gia khảo sát tin rằng nhu cầu năng lượng carbon thấp đang tăng cao và các phương thức sử dụng mở rộng, tiết kiệm là cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

1. Thúc đẩy chính sách

Hơn 750 tỷ USD được bổ sung tích lũy nhờ các chính sách năng lượng mới ở Châu Âu (gói cứu trợ khí hậu ‘Fit for 55’ và RePowerEU) và Hoa Kỳ (Đạo luật việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng, và Đạo luật giảm lạm phát).

2. Đầu tư năng lượng sạch

Các chính sách hỗ trợ cùng với chiến lược năng lượng sạch quốc gia đang thúc đẩy tỷ trọng chi tiêu năng lượng sạch như một phần chi tiêu cho ngành dầu khí của CAPEX, tăng từ dưới 2% lên 5% trong giai đoạn 2020 – 2022. Ngoài các chính sách mới thuận lợi, động lực của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

Đầu tư năng lượng sạch

  • Giá tương đối của nhiên liệu: Giá khí đốt tự nhiên cao liên tục có thể khiến cho năng lượng hydrogen xanh và khí mê-tan sinh học trở nên hấp dẫn hơn so với năng lượng hydrogen thường.
  • Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng mới: Tốc độ và sự dễ dàng trong việc cấp phép cho các dự án năng lượng sạch mới bao gồm các kho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), hệ thống sản xuất hydrogen xanh và cụm công nghiệp thu hồi carbon.
  • Lo ngại về lương thực so với nhiên liệu: Nguyên liệu nông nghiệp sẵn có để tạo ra nhiên liệu tái tạo đang thiếu thốn vì các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí hàng hóa cao do căng thẳng địa chính trị. Điều này đang gây ra lo ngại về lạm phát lương thực.

3. Khí đốt tự nhiên được chú trọng

45% số người tham gia khảo sát của Deloitte lưu ý rằng môi trường pháp lý không thuận lợi và một số khoản đầu tư quan trọng đã cản trở đầu tư vào sản xuất khí đốt tự nhiên. Các chính sách năng lượng đã thay đổi từ việc loại bỏ dần khí đốt tự nhiên sang giảm lượng khí thải từ khí đốt tự nhiên trong khi các giải pháp thay thế sạch hơn được phát triển và triển khai.

4. Tối ưu lại chiến lược đầu tư

Các nhà máy lọc dầu đang xem xét lại chiến lược đầu tư của họ khi đối mặt với nhu cầu suy yếu, sự thay đổi mô hình sử dụng cuối và biến động giá dầu gia tăng.

40% số người tham gia khảo sát xem việc điều chỉnh nhà máy lọc dầu đối với nhiên liệu phát thải thấp (dầu diesel và hydro tái tạo) là chìa khóa để duy trì tăng trưởng. Đối mặt với sự thay đổi nhu cầu năng lượng và biến động giá dầu, các nhà máy lọc dầu đang suy xét lại các chiến lược đầu tư bao gồm:

  • Thay đổi sản lượng sản phẩm sang các sản phẩm dầu mỏ và hóa chất có lợi nhuận cao.
  • Tái sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có cho các lựa chọn năng lượng sạch (dầu diesel tái tạo).

5. Năng lượng xanh

Các nguồn năng lượng xanh tạo ra ít carbon bao gồm sáng mặt trời, thủy triều, gió, mưa, thực vật, tảo và địa nhiệt. Giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) ngành xăng dầu đã giảm 27% YOY trong 9 tháng đầu năm 2022.

Năng lượng xanh

Tuy nhiên, sự quan tâm đến các loại năng lượng xanh đã tăng lên. Khoảng ¼ số người khảo sát Deloitte cho rằng giá năng lượng cao và ổn định là cần thiết để duy trì M&A trong năm tới. Nhưng kỷ luật tài chính và các rủi ro về kinh tế có thể sẽ hạn chế hoạt động M&A ngành xăng dầu.

Rủi ro trong kinh tế vĩ mô cùng với biến động giá cả đã khiến người mua thận trọng hơn và làm thay đổi các chiến lược mua hàng trong 9 tháng đầu năm 2022 theo các phân khúc ngành:

  • Thượng nguồn: Chiếm 60% tổng giá trị giao dịch khi các công ty kiếm tiền từ dầu đá phiến. Các công ty dầu khí lớn hợp lý hóa danh mục đầu tư của họ trong khi các nhà khai thác quy mô trung bình bổ sung thêm diện tích sản xuất.
  • Trung nguồn: Chiếm một phần tư giá trị giao dịch khi người mua sử dụng tàu chở dầu và tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng để giảm bớt những hạn chế về cơ sở hạ tầng.
  • Hạ nguồn: Giá trị giao dịch giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái do nguy cơ thất thoát nhu cầu khi các nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng tài sản phân phối và bán lẻ hơn tài sản tinh chế. Sự gián đoạn từ phía cung đã thúc đẩy hoạt động M&A trong chín tháng đầu năm 2022, nhưng hoạt động M&A trong năm tới dự kiến sẽ cân bằng cả nhu cầu an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng.

Bước sang năm 2023, ngành xăng dầu đang chứng tỏ khả năng phục hồi trong bối cảnh rủi ro. Các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ cung cấp bảo đảm năng lượng ngắn hạn và duy trì tiến độ chuyển đổi năng lượng, cũng như điều hướng các hạn chế thương mại và rủi ro về kinh tế vĩ mô trong năm tới.

Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn giải pháp quản lý xăng dầu hàng đầu từ PIACOM.

Đăng ký ngay
5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo