Từ tầm đầu tháng 10/2022, hiện tượng thiếu xăng và hàng loạt cây xăng đóng cửa tại nhiều tỉnh và thành phố trong Nam, cho tới tháng 11/2022 lan ra các vùng ngoài Bắc gây nhiều hoang mang và khó khăn cho người tiêu dùng. Hãy cùng PIACOM tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Vì sao các cây xăng đóng cửa?
Theo Bộ Công Thương, việc các cây xăng đóng cửa là không phổ biến. Trong tổng số 17,000 cây xăng tại các khu vực TP. HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk…, chỉ có hơn 100 cửa hàng xăng dầu đóng cửa. Tuy nhiên, tình trạng các cây xăng đồng loạt đóng cửa đã gây hoang mang người dân, gây xáo trộn về tình trạng đổ xô mua xăng.
Đầu tháng 11 tại Hà Nội cũng xuất hiện hiện tượng nhiều cây xăng rơi vào tình trạng hết hàng, người dân đổ xô đi mua xăng từ nửa đêm, xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ. Việc nhiều cây xăng tư nhân đóng cửa khiến nhu cầu đổ dồn lên cửa hàng của các doanh nghiệp Nhà Nước trong nhiều ngày qua, gây quá tải.
Bộ Công Thương cho biết nguyên nhân khiến cây xăng đóng cửa là do chi phí kinh doanh tăng mạnh và thương nhân đầu mối không đủ nguồn hàng nên chỉ có thể duy trì trong hệ thống và tồn kho theo quy định. Việc chiết khấu xăng dầu giảm mạnh gần bằng 0, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ. Ngoài ra, tình hình bão lũ trong tháng 9 tháng 10 đã gây khó khăn cho việc vận chuyển, gián đoạn nguồn hàng và thiếu hụt cục bộ.
Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh
Bộ Tài Chính nhận định nguyên nhân thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán xăng dầu và chiết khấu giảm có thể do sản lượng nhập khẩu giảm và lượng tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối, đặc biệt là trong bối cảnh giá xăng dầu diễn biến khó lường khi giảm liên tục trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu xăng dầu Quý 3 giảm 40% đối với xăng và 35% đối với dầu DO so với Quý 2, trong đó có 12 thương nhân đầu mối bị tước giấy phép không nhập khẩu trong tháng 7, tháng 8/2022, dẫn đến nguồn cung bị hẹp (Tuoitre.vn).
Doanh nghiệp lỗ do chiết khấu xăng dầu thấp
Trong thời gian qua chiết khấu thấp, thậm chí âm khiến các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thua lỗ. Theo một doanh nghiệp bán lẻ: “Cơ quan điều hành muốn có giá xăng dầu xuống thấp để người tiêu dùng được hưởng lợi nhưng thời gian qua giá xăng đã có nhiều phiên liên tiếp hạ giá khiến các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu về chưa bán hết đã xuống giá, lỗ triền miên. Điều này khiến doanh nghiệp đầu mối phải cắt giảm chiết khấu đối với hệ thống bán lẻ để cắt lỗ.” (Tuoitre.vn).
Chủ một doanh nghiệp phân phối tại Hà Nội cho biết hiện nay chiết khấu đang ở mức rất thấp, gần về bằng 0 khiến các chủ cây xăng càng bán càng lỗ, không chỉ tại miền Nam mà rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ ngoài Bắc cũng phải ngừng kinh doanh (Zingnews.vn).
Mặt khác, hiện nay giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu, dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh bị hạn chế. Nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo cung ứng liên tục cho thị trường.
Phản ứng chậm do với thị trường
Theo các doanh nghiệp xăng dầu, sau kỳ điều hành ngày 3/10, ý kiến đề xuất cuộc họp Tổ điều hành xăng dầu đã không được tiếp thuận. Chỉ đến ngày 10/10, khi hàng loạt cây xăng trong Nam đóng cửa, nguồn cung ở trong tình trạng khó khăn thì Bộ Công Thương mới có phản ứng.
Doanh nghiệp tại Hà Nội cũng chia sẻ rằng việc liên bộ thống nhất bổ sung thêm chi phí vào giá cơ sở xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 11/10 cũng là động thái khá chậm so với diễn biến thị trường. Giá xăng dầu từ cuối tháng 8 đến nay đã liên tục giảm, là lúc phù hợp để nhà điều hành tính toán bổ sung thêm một phần chi phí phát sinh trong cơ cấu tính giá. Tuy nhiên liên tiếp bốn lần giảm giá vừa qua cơ quan điều hành đã không bổ sung các chi phí này, làm lỡ mất thời cơ tận dụng cơ hội khi giá đang giảm.
Giải quyết vấn đề cây xăng đóng cửa như thế nào?
Phía doanh nghiệp nói gì?
Chủ tịch Hội đồng quản trị một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lớn cho biết tình hình khó khăn ngành bán lẻ xăng dầu sẽ chưa dừng lại. Theo ông, cần phải giải quyết 3 vấn đề lớn của ngành xăng dầu thì mới bình ổn được thị trường:
- Các ngân hàng siết tín dụng doanh nghiệp xăng dầu sẽ gây nên khó khăn nếu doanh nghiệp muốn nhập hàng. Do đó ngân hàng phải mở LC (thư tín dụng), doanh nghiệp đầu mối mới có tín dụng để nhập hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp được mở LC, thậm chí có sẵn nguồn tài chính nhưng nhập về lỗ, chưa tính đầy đủ các chi phí khiến cho giá nhập và giá bán ra không đảm bảo lợi nhuận thì phía doanh nghiệp đầu mối cũng không nhập hàng.
- Nếu có hàng dồi dào nhưng đầu mối, thương nhân phân phối lại không đưa ra một mức chiết khấu hợp lý, cần ít nhất 300 – 500 đồng/lít mà lại đưa ra 0 đồng thì cả hệ thống bán lẻ cũng sẽ lỗ nặng, dẫn đến đứt gãy cung ứng.
Quyết định của Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính
Trước tình hình, ngày 4/11, liên Bộ Công Thương – Tài Chính đã thống nhất về dự kiến phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về. Bộ Tài Chính đề nghị tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam tối đa thêm 660 đồng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên của Bộ Công Thương, trong kỳ điều hành giá xăng dầu 11/11, các chi phí phát sinh sẽ được cập nhật, tháo gỡ tương đối.
(Nguồn: Media Quốc Hội)
Ngoài ra, Bộ trưởng Diên cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng xem xét, giải quyết một cách cụ thể đối với những doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh cho việc thanh toán.
Trong thời gian tới sau khi nhận được báo cáo kiểm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp để theo dõi, nắm bắt cập nhật các số liệu, diễn biến để rà soát và công bố vào kỳ tiếp theo.
Bộ Công Thương đã chủ trì với các bộ ngành xây dựng kế hoạch tăng thêm 20% sản lượng bình quân của hàng năm. Do vậy, lượng xăng dầu trong nước sẽ có khoảng 21 triệu tấn để đủ đáp ứng nhu cầu (Dantri.com).
Lời kết
Cho đến nay, các địa phương kiểm tra chưa phát hiện vấn đề doanh nghiệp găm hàng. Cần có hỗ trợ kịp thời và vận động các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng chia sẻ với những khó khăn của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu.
Hy vọng tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu sẽ sớm được giải quyết để cả doanh nghiệp và người dân đều có thể an tâm tham gia kinh doanh.
Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn giải pháp hệ thống quản lý cửa hàng xăng dầu hàng đầu từ PIACOM.
PIACOM là chuyên gia cung cấp giải pháp xăng dầu số chuyên nghiệp:
Bài viết liên quan
Bộ giải pháp Quản lý Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
QR code động và QR code tĩnh: loại nào tối ưu hơn trong thanh toán?
Nội dung chínhVì sao các cây xăng đóng cửa?Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnhDoanh nghiệp lỗ do chiết khấu xăng dầu thấpPhản ứng chậm do với thị trườngGiải quyết vấn ...
Thư viện
Thanh toán mua xăng trong nháy mắt với QR code động
Nội dung chínhVì sao các cây xăng đóng cửa?Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnhDoanh nghiệp lỗ do chiết khấu xăng dầu thấpPhản ứng chậm do với thị trườngGiải quyết vấn ...
Chia sẻ kinh nghiệm Thư viện
Cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng: Sự thật đằng sau những lo ngại
Nội dung chínhVì sao các cây xăng đóng cửa?Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnhDoanh nghiệp lỗ do chiết khấu xăng dầu thấpPhản ứng chậm do với thị trườngGiải quyết vấn ...
Khách hàng PIACOM đồng hành cùng ngành xăng dầu Thư viện
PIACOM và Thalexim Petro hợp tác khởi động dự án Quản trị Nguồn lực doanh nghiệp ERP
Nội dung chínhVì sao các cây xăng đóng cửa?Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnhDoanh nghiệp lỗ do chiết khấu xăng dầu thấpPhản ứng chậm do với thị trườngGiải quyết vấn ...